Trong các gia đình, việc lập di chúc chung của vợ chồng không chỉ đảm bảo sự rõ ràng trong việc phân chia tài sản, mà còn giảm thiểu rủi ro tranh chấp giữa các thành viên thừa kế. Quy định của pháp luật về quyền lập di chúc chung của vợ chồng như thế nào?
- Vợ chồng có được lập di chúc chung không?
Tại Bộ luật Dân sự 2005 trước đây có quy định cụ thể cho phép vợ chồng lập di chúc chung tại các Điều 663 và Điều 668 như sau:
“Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng
Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.
Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng
Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.”
Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 không còn quy định về lập di chúc chung của vợ chồng, BLDS chỉ quy định về việc lập di chúc như theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Như vậy, không có bất kỳ quy định nào về việc vợ chồng không được lập di chúc chung. Vợ chồng vẫn có thể lập di chúc chung nếu đáp ứng được các điều kiện tại Điều 630 BLDS năm 2015.
Di chúc chung của vợ chồng
-
- Điều kiện về tài sản
Di chúc chung của vợ chồng thường liên quan đến tài sản chung của hai người. Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do hai vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản chung này sẽ được phân chia theo thỏa thuận trong di chúc chung.
Trong trường hợp di chúc chung đề cập đến tài sản riêng, tài sản này cũng phải được xác định rõ ràng và phân chia theo ý chí của hai vợ chồng.
- Di chúc chung sau khi một người chết trước có được sửa đổi không?
Theo Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc, nhưng không đề cập cụ thể đến trường hợp di chúc chung của vợ chồng, cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
- Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Trường hợp vợ hoặc chồng lập di chúc chung đã chết, người còn sống vẫn có thể sửa đổi di chúc đó. Tuy nhiên, chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đối với phần tài sản của mình mà không có quyền thay đổi phần di chúc cũng người đã chết.
—————————————————————————————————————–
Liên hệ để được tư vấn:
Công Ty Luật TNHH Minh Nghĩa
LS. Phạm Xuân Nghĩa : 096.231.9999
LS. Đỗ Thanh Hải : 0967.932.555
Web site : luatminhnghia.vn
Email : luatminhnghia.info@gmail.com